Loading...

CÔNG TY CP DỊCH VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Y TẾ VINAHEMA

Tiêng việt

Dùng vi rút diệt vi rút có thể tạo ra một chủng nguy hiểm hơn

Ngày 30-4-2021
Dùng vi rút diệt vi rút có thể tạo ra một chủng nguy hiểm hơn

Nguyên nhân do chúng ta chưa biết cách chế ngự các virus chưa phải là một sinh vật hoàn chỉnh, có cấu trúc cực kỳ đơn giản, mang bộ gen RNA này. Khác với công nghệ IT, trong lĩnh vực sinh học, trí tuệ nhân loại còn rất sơ đẳng, công nghệ sinh học chỉ mới manh nha phát triển.

30-4-2021

Nguyên nhân do chúng ta chưa biết cách chế ngự các virus chưa phải là một sinh vật hoàn chỉnh, có cấu trúc cực kỳ đơn giản, mang bộ gen RNA này. Khác với công nghệ IT, trong lĩnh vực sinh học, trí tuệ nhân loại còn rất sơ đẳng, công nghệ sinh học chỉ mới manh nha phát triển.

Mới đây, một nhà nghiên cứu virus máy tính đã đưa ra ý tưởng “Dùng virus diệt virus trong các trường hợp khẩn cấp như ở Ấn Độ”, giả thiết về việc dùng một biến thể COVID-19 mới có khả năng tiêu diệt biến thể cũ.

“Virus máy tính vốn cũng có những thể loại được gọi là virus SIÊU ĐA HÌNH, chúng được lập trình để tự động biến đổi sau mỗi đợt lây nhiễm từ máy tính này sang máy tính khác. Đặc biệt có những loại sau một thời gian thì sinh ra biến thể TỰ TIÊU DIỆT”.

Nhà nghiên cứu này cho rằng SARS-CoV-2 và virus máy tính có mối tương quan với nhau. Vì thế trên cơ sở các thông tin về biến chủng SARS-CoV-2 Rwanda (A 23.1) lây nhiễm ở sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 2 ít triệu chứng, âm tính nhanh, anh đã đề xuất ý tưởng nghiên cứu kỹ biến chủng SARS-CoV-2 Rwanda (A 23.1) để sử dụng nó chủ động lây nhiễm ra cộng đồng trong các trường hợp khẩn cấp xảy ra lây nhiễm COVID-19 ở mức độ lớn như ở Mỹ hay Ấn Độ, “người bị nhiễm không bị nặng nhưng đã có kháng thể để không nhiễm COVID-19 trong những lần tiếp xúc sau”.

Tôi cho rằng đây cũng là một ý tưởng lạ nhưng không có kiến thức sinh học

Tôi cho rằng đây cũng là một ý tưởng lạ nhưng không có kiến thức sinh học của một nhà khoa học về công nghệ máy tính dựa trên tư duy về virus máy tính. Thực ra trong y học người ta cũng đã dùng các loại virus gọi chung là Thực khuẩn thể (Bacteriophage) để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Cuối thế kỷ trước bản thân tôi cùng các đồng nghiệp ở Viện Pasteur Nha Trang đã sử dụng một loại thực khuẩn thể tên là Sanmonella Typhimurium Phage (virus ăn Samonella) để nghiên cứu thời gian tồn tại của vi khuẩn đường ruột Samonella trong quá trình ủ phân nhà tiêu khô hai ngăn. Tuy nhiên dùng virus để “ăn” virus thì chưa có công trình khoa học nào đề cập tới.

Ảnh 2.

Đặc thù của virus gây đại dịch Covid-19

Bản chất của virus gây dịch Covid-19 là bộ gen RNA, nó chỉ xâm nhập vào tế bào cơ thể người và lấy vật chất trong tế bào để nhân lên và biến tế bào đó thành cỗ máy nhân bản cho chúng. Khi ra ngoài tế bào thì các virus sẽ tự hủy. Các virus này biến đổi gen liên tục để thành các chủng mới. Trong tế bào nếu có hai chủng virus cùng xâm nhập vào thì khả năng chúng kết hợp với nhau để tạo ra một chủng mới chứ không tiêu diệt nhau.

Đối với tình hình dịch bệnh hiện nay ở Ấn Độ thì ý tưởng “dùng virus diệt virus” trên có căn cứ khoa học để sản xuất vaccine. Có những loại vaccine là vi sinh vật gây bệnh được bất hoạt hoặc bị làm yếu không đủ gây bệnh nhưng có thể kích hoạt tế bào tạo kháng thể miễn dịch chống lại chúng. Đó là vaccine phòng bệnh sởi và sốt vàng da. Đây cũng là một trong ba phương pháp chế tạo vaccine chống Covid-19 hiện nay đang được áp dụng rộng rãi ở Trung Quốc như vaccine Sinovac, Sinopharm, Covaxin...

“Dùng virus diệt virus” có thể sẽ làm xuất hiện một chủng virus mới có độc lực mạnh hơn

Giả thiết nếu trong trường hợp khẩn cấp chúng ta áp dụng biện pháp “dùng virus diệt virus” chủ động cho lây nhiễm biến chủng SARS-CoV-2 Rwanda (A 23.1) ra cộng đồng thì rất có thể sẽ xuất hiện một chủng virus mới có độc lực mạnh hơn và lây lan với tốc độ khủng khiếp, có thể gây tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Nguyên nhân do chúng ta chưa biết cách chế ngự các con virus chưa phải là một sinh vật hoàn chỉnh, có cấu trúc cực kỳ đơn giản, mang bộ gen RNA này. Khác với công nghệ IT, trong lĩnh vực sinh học, trí tuệ nhân loại còn rất sơ đẳng, công nghệ sinh học chỉ mới manh nha phát triển.

Ảnh 3.

Thực hiện nguyên tắc 5K và đẩy nhanh các chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19

Làn sóng lây nhiễm ở Ấn Độ có diễn biến khá bất ngờ và “sóng thần” Covid-19 cũng đang đánh vào các nước Đông Nam Á, có thể nói dịch Covid-19 đang áp sát nước ta. Trong trường hợp dịch COVID-19 xuất hiện ở mức độ lớn chỉ có cách ngăn chặn cơ học sự lây lan của virus bằng nguyên tắc 5K mà chúng ta đang áp dụng và để tạo miễn dịch cộng đồng chỉ có thể tiêm vaccine đồng loạt.

Để tạo miễn dịch cộng đồng chỉ có thể tiêm vaccine đồng loạt

Sắp tới cũng là kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 lớn trong năm, nhu cầu di chuyển rất lớn, vì vậy toàn dân cần nghiêm túc giãn cách xã hội, thực hiện nguyên tắc 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế). Bên cạnh đó, chúng ta cần tiến hành đẩy nhanh các chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19.

Ảnh 5.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Tác giả : Lê Sinh