Loading...

CÔNG TY CP DỊCH VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Y TẾ VINAHEMA

Tiêng việt

Diễn biến dịch đợt này nguy hiểm hơn rất nhiều so với những đợt trước

Ngày 11-5-2021
Diễn biến dịch đợt này nguy hiểm hơn rất nhiều so với những đợt trước

Dịch lần này có quy mô rộng và diễn biến khó lường. Nếu thấn tốc truy vết và chống dịch thật quyết liệt chúng ta cũng phải mất trên 50 ngày. Thậm chí cũng phải lường trước tình huống phải sống chung với dịch.

11-5-2021

Diễn biến dịch đợt này nguy hiểm hơn rất nhiều so với những đợt trước

Dịch lần này có quy mô rộng và diễn biến khó lường. Nếu thấn tốc truy vết và chống dịch thật quyết liệt chúng ta cũng phải mất trên 50 ngày. Thậm chí cũng phải lường trước tình huống phải sống chung với dịch.

Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, với các ca nhiễm nhanh chưa từng có. Rất nhiều bệnh viện phải tạm đóng cửa vì ghi nhận hàng chục ca mắc Covid-19, trong đó có những bệnh viện tuyến cuối là Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K… Mới đây, PGS.TS Nguyễn Huy Nga đã có những chia sẻ về diễn biến dịch cũng như giải pháp xử lý các ổ dịch nguy hiểm.

Dịch bệnh đang diễn biến rất nguy hiểm 

Trong nhiều ngày, chúng ta tiếp tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục với quy mô rộng. Ông nhận định như thế nào về diễn biến đợt lây nhiễm này?

Diễn biến dịch đợt này nguy hiểm hơn nhiều so với những đợt trước khi cùng lúc bùng phát nhiều ổ dịch và có các chủng virus corona mới với tốc độ lây lan rất nhanh như biến chủng B.1.617.2 từ Ấn Độ, biến chủng B.1.1.7 từ Anh. Đặc biệt, lần này dịch xuất hiện ở nhiều bệnh viện lớn có số bệnh nhân và người nhà đến chăm sóc từ nhiều vùng của đất nước và họ đang trở thành người mang mầm bệnh đi khắp nơi.

Bên cạnh đó, tình trạng lây nhiễm chéo giữa các bệnh viện thông qua việc chuyển bệnh nhân từ viện này sang viện khác cũng đã xảy ra. Trên thực tế, tình trạng giao thoa, đi lại của nhân viên y tế, vận chuyển bệnh nhân từ nơi này sang nơi khác trong khám chữa bệnh của các bệnh viện là một hoạt động bình thường. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch bùng phát thì hoạt động đó sẽ trở nên nguy hiểm nếu không tuân thủ các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng chống dịch vì mầm bệnh có thể phát tán từ nơi này sang nơi khác và hình thành các ổ dịch mới trong bệnh viện. Những bệnh viện có bệnh nhân nặng, cấp cứu nếu bị nhiễm virus corona thì sẽ để lại hậu quả rất nặng nề.

Ảnh 1.

Ngành Y tế sẽ chịu áp lực lớn hơn

Việc cùng lúc xuất hiện nhiều ổ dịch, nhiều biến chủng “siêu lây nhiễm” tạo ra áp lực chống dịch như thế nào?

Đợt này ngành Y tế sẽ chịu áp lực lớn hơn. Một mặt ngành Y tế phải đối phó với sự lan rộng của dịch, một mặt phải chuẩn bị cho công tác điều trị khi có một số lượng bênh nhân tăng đột biến. Rất nhiều vật lực và nguồn lực phải tập trung vào truy vết, xét nghiệm, cách ly các nhóm đối tượng.

Thêm vào đó, ngành Y tế phải có kế hoạch chăm sóc sức khỏe, điều trị, cấp cứu cho những bệnh nhân không phải là bênh nhân Covid-19 nhưng có nhu cầu khám và điều trị ở các bệnh viện Trung ương như Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K và các bệnh viện khác.

Trong đại dịch bác sĩ và bệnh viện là thành trì quan trọng cần được bảo vệ, việc bác sĩ nhiễm Covid-19 và bệnh viện phong tỏa sẽ có tác động như thế nào đến công tác phòng chống dịch bệnh?

Các nhân viên y tế là nguồn lực quan trọng nhất trong phòng chống dịch bệnh và họ cần được bảo vệ an toàn. Bộ Y tế đã có những quy định rất chặt chẽ trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện để phòng lây nhiễm cho bệnh nhân và nhân viên y tế.

Việc bác sĩ nhiễm bệnh và phong tỏa bệnh viện là việc làm bất đắc dĩ và nó tác động rất lớn đến công tác phòng chống dịch. Phong tỏa bệnh viện để dịch bệnh không lây lan ra bên ngoài nhưng sẽ làm mất cơ hội điều trị, cấp cứu cho nhiều người khác.

Ảnh 2.

Giải pháp ngăn chặn dịch bệnh lan rộng trong bệnh viện

Theo ông, giải pháp quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng trong các bệnh viện và cơ sở y tế hiện nay là gì?

Thực hiện nghiêm các hướng dẫn về xây dựng bệnh viện an toàn trong đại dịch Covid 19. Đặc biệt cần tổ chức kiểm tra giám sát chặt chẽ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Không nên cho người nhà vào ở để chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện. Các bệnh viện phải tự tổ chức chăm sóc bệnh nhân. Nhà nước cần có kinh phí để các bệnh viện tăng thêm nhân lực chăm sóc bệnh nhân và hạn chế tối đa cho người nhà vào. Hiện nay nhiều bệnh viện như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Vimec,… đang thực hiện như vậy.

Ảnh 3.

Đối với những bệnh nhân và người nhà đang ở trong khu cách ly, phong tỏa của các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện K thì cần bĩnh tĩnh, tuân thủ mọi chỉ dẫn của bệnh viện để bảo vệ sức khỏe cho chính họ và cho cả cộng đồng. Ngành Y tế sẽ tập trung hỗ trợ để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe và đời sống của bệnh nhân và người nhà.

Nếu thần tốc truy vết và chống dịch, dự đoán trong khoảng thời gian bao lâu chúng ta có thể cơ bản khống chế được đợt dịch này?

Dự đoán lần này rất khó vì dịch còn diễn biến phức tạp, khó lường. Nếu thấn tốc truy vết và chống dịch thật quyết liệt chúng ta cũng phải mất trên 50 ngày mới khống chế được. Thậm chí cũng phải lường trước tình huống phải sống chung với dịch.

Số ca mắc Covid-19 trong ngày 10/5 tính đến 12h là 109 trường hợp. Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang... tiếp tục phong tỏa, cách ly hàng loạt địa điểm. Chúng ta ở trong tình trạng báo động cao do nguy cơ và khả năng lây nhiễm của virus mạnh. Vì vậy, toàn bộ người dân cần nghiêm túc thực hiện khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế.
 

Ảnh 5.
Tác giả : HUY NGA