Loading...

CÔNG TY CP DỊCH VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Y TẾ VINAHEMA

Tiêng việt

BIẾN CHỦNG OMICRON: WHO NHẮC NHỞ CÁC NƯỚC THAY VÌ LO LẮNG SỢ HÃI, HÃY CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ VÌ CHẮC CHẮN SẼ LAN TỚI!

Ngày 5-12-2021
BIẾN CHỦNG OMICRON: WHO NHẮC NHỞ CÁC NƯỚC THAY VÌ LO LẮNG SỢ HÃI, HÃY CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ VÌ CHẮC CHẮN SẼ LAN TỚI!

Đấy là tôi dịch tiêu đề bài đăng trên trang web chính thống của Liên Hợp Quốc ngày hôm qua 3/12/2021: “Omicron: Don't panic but prepare for likely spread, says WHO”. (

5-12-2021

CƠ SỞ NÀO CHO NHẬN ĐỊNH ĐÓ?
Ở bài viết tuần trước  (https:// www. facebook. com/ trantuanrtccd/ posts/ 10221301465701161) khi bàn về việc ngày 26/11/2021,  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận xuất hiện một biến chủng mới của vi rút SARS-COV-2 đủ tiêu chuẩn “rất đáng quan ngại” và đặt tên truyền thông là Omicron,  tôi điểm ba câu hỏi căn bản đứng từ góc độ xây dựng chiến lược phòng chống trước nguy cơ gây dịch của biến chủng này,  mà thế giới đang mong mỏi các  nhà khoa học dịch tễ học trả lời sớm:
- Thứ nhất, độ mạnh của khả năng gây nhiễm trong cộng đồng (đo lường bằng chỉ số Re) là bao nhiêu, liệu có vượt biến chủng Delta?
- Thứ hai, Mức độ diễn biến nặng về mặt lâm sàng ở đối tượng bị nhiễm (đo lường bằng tỷ lệ chết/ mắc, case-fatality) đến đâu, thấp hơn hay cao hơn so với biến chủng Delta? Và
- Thứ ba, các vắc xin hiện hành có giúp ngăn chặn diễn biến nặng hay giảm được nguy cơ lây nhiễm? (đo lường bằng so sánh sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nặng hoặc tỷ lệ tử vong do nhiễm biến chủng Omicron giữa các nhóm đã tiêm hoặc chưa tiêm vaccine chống COVID-19)?
Và nay, mới qua một tuần, nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học với sự hỗ trợ của WHO tiến hành tại các nước khu vực Nam Phi châu (nơi xuất hiện biến chủng Omicron) tuy kết quả chưa qua phản biện độc lập, nhưng đã được WHO sử dụng để thảo luận về 3 câu hỏi trên hôm thứ năm vừa rồi. Thảo luận chắc chắn giúp các nước “hình dung” ra hướng diễn biến nguy cơ lan truyền, tránh sự “hoang mang, lo lắng thái quá” đang gia tăng trên thế giới. Đồng thời, qua đó, WHO cũng thúc đẩy các nước sẵn sàng ứng phó bởi chắc chắn “Omicron sẽ lan tới”.
Cụ thể, đến lúc này, những nhận định sơ bộ cho 3 câu hỏi trên như sau:
- Khả năng lây nhiễm:  Omicron có chỉ số lây nhiễm Re mạnh nhất trong số các biến chủng đã biết tới nay của vi rút SARS-COV-2! Ước tính nhanh gấp gần 2,5 lần so với biến chủng Delta (TLTK2). Điều này giải thích tại sao, chỉ trong vòng 1 tuần, kể từ khi WHO đặt tên cho biến chủng này (26/11/2021), tới nay, cả 6 vùng khu vực của WHO trên toàn thế giới đều có nước báo cáo trường hợp mắc biến chủng Omicron. Số nước báo cáo đã tăng từ 8 lên 38 nước, cập nhật: 3/12/2021 (TLTK 3) 
- Mức độ nặng trên lâm sàng: Số liệu dịch tễ học tại Nam Phi cho thấy, Omicron biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn chủng Delta.  Mặc dù còn phải tiếp tục nghiên cứu thêm với số mẫu lớn hơn và trên nhiều địa phương hơn, kết quả nghiên cứu ở tỉnh Gauteng (Nam Phi), cho phép so sánh, trong khi số tăng mắc lên tới 375% , nhưng số nhập viện chỉ tăng 4.2%, và số chết tăng 28,6 trong cùng đơn vị thời gian theo dõi khoảng 1 tháng qua, xét với trước khi xuất hiện biến chủng Micron  (TLTK1)!. 
- Khả năng biến chủng Omicron gây tái nhiễm trên người đã nhiễm COVID-19 trước đó, là cao hơn so với các biến chủng khác . Câu hỏi về vaccine hiện tại có khả năng ngăn chặn đến đâu với Omicron vẫn còn chưa rõ.
CHỈ ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THỰC TẾ
Lây nhiễm rất mạnh nhưng nếu mức độ lâm sàng là nhẹ hơn các biến chủng trước đây, thì có nghĩa là không khác cúm mùa bao nhiêu!
Vậy thì chả nên rước nỗi lo đến độ sợ hãi làm gì cho thêm mệt!
Thêm nữa, nếu lây nhiễm mạnh, gấp đôi biến chủng Delta, thì càng nhanh tạo miễn dịch cộng đồng! Delta mức lây nhiễm như thế (Re vào khoảng từ 6-8, tức một ca mang mầm bệnh có thể gây nhiễm thành công cho 6-8 người khác trong số những người có tiếp xúc) đã khiến tất cả các nước "thất thủ" khi áp dụng "phong tỏa", thì Omicron với  chỉ số "Re gấp gần 2,5 lần Delta", chẳng dại gì  "phong tỏa thật chặt chẽ"  Bởi không ngăn được đã đành, mà còn sâu xa hơn,  lây nhiễm nhanh như thế, sẽ rất nhanh tạo miễn dịch cộng đồng sớm! Một chỉ báo tích cực tiên lượng  mức độ gây nặng của các biến chủng SARS-COV-2 sau này sẽ ngày càng giảm (bởi ai cũng có kháng thể chống SARS-COV-2 rồi) !
Do vậy, tương lại COVID-19 trở thành "cúm mùa" đang đến gần hơn so với dự báo trước đây.
Có lẽ bởi thế, nên tôi cảm thấy trong lời nhắc thận trọng của WHO "Don't panic", dường như có sự "reo vui" âm thầm trong đó.... 
Nghĩa là, sẽ tự hiểu,  về chiến lược phòng chống COVID-19 cho đến lúc này,  cơ bản sẽ không có điều chỉnh khác biệt lớn nào. Cứ làm tốt những gì WHO đã hướng dẫn là được. Và tương lai, hy vọng cho một đời sống bình thường thuở xưa trở về nhiều hơn là lo lắng!

Tác giả : BS Trần Tuấn